Công ty cổ phần tự động hóa PIP giới thiệu dây chuyền sản suất nước tinh khiết đóng chai. Cung cấp giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, sự hoạt động ổn định của hệ thống sản xuất và tối ưu chi phí đầu tư cho các cơ sở kinh doanh nước uống đóng chai.
NỘI DUNG CHÍNH
1.I. Giới thiệu chung về dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai và hệ thống chiết rót, đóng nắp
2. II. Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai được chia làm hai gia đoạn chính
2.1. 1. Giai đoạn 1: Xử lý nguồn nước đầu vào – Hệ thống dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai bằng công nghệ RO
2.1.1.. Hệ thống xử lý nguồn nước đầu vào – Hệ thống lọc thô
2.1.1.1. D Cột lọc thô
2.1.1.2. Cột lọc carbon
2.1.1.3. Cột lọc trao đổi lon
2.1.1.4. – Thùng muối hoàn nguyên
2.1.1.5. 5 Bộ lọc tinh
2.1.2.. Quy trình vận hành của hệ thống lọc thô
2.1.3. Xử lý nước theo nguyên lý thẩm thấu ngược bằng màng lọc RO – Công nghệ RO
2.1.3.1. Khử khuẩn và vi sinh
2.2. 2. Giai đoạn 2: Quy trình hoạt động của hệ thống chiết rót đóng chai: sục rửa vệ sinh vỏ chai, chiết rót nước vào chai và đóng nắp, dán nhãn
2.2.1. 2.1. Giới thiệu về quy trình chiết rót tự động
2.2.2. 2.2. Quy trình thực hiện đóng chai của dây chuyền chiết rót tự động
2.2.3. Công ty tư vấn, lắp đặt dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai uy tín, chất lượng
I. Giới thiệu chung về dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai và hệ thống chiết rót, đóng nắp
* Hiện nay, thực trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cao. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước sạch của người tiêu dùng rất lớn nên việc sử dụng nước đóng bình để sinh hoạt ăn uống là suy nghĩ mục tiêu của rất nhiều người nhằm đảm bảo sự an toàn và sức khỏe, yên tâm khi sử dụng nguồn nước đáng tin cậy. Tuy nhiên, nước đóng bình, đóng chai có an toàn và chất lượng nước có tinh khiết thực sự không thì còn tuỳ thuộc vào hệ thống lọc nước. Chính vì vậy, các đơn vị, doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh về nước đóng bình, đóng chai để đáp ứng nhu cầu cao của người sử dụng cần tìm hiểu kĩ càng, chọn lựa hệ thống, dây chuyền lọc nước có độ tin cậy cao nhằm đảm bảo chất lượng nước thành phẩm đạt tiêu chuẩn của bộ y tế đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Hơn thế nữa, với lựa chọn dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai phù hợp với nguồn nước đầu vào và công suất sử dụng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư tối đa, đồng thời yên tâm trong việc sản xuất, định hướng khẳng định thương hiệu lâu dài trong kinh doanh.
* Chất lượng nước thành phẩm phụ thuộc vào các yêu tố như: Giải pháp phù hợp với nguồn nước đầu vào, vật liệu lọc nước, màng RO,... và các thiết bị, linh kiện đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của hệ thống.
* Sau hệ thống sản xuất nước tinh khiết bằng công nghệ RO là dây chuyền chiết rót đóng chai (xục rửa, khử trùng chai, chiết rót, màng co, đóng nắp, dán nhãn,...) hệ thống tự động hay hay bán tự động, chức năng, mức độ hiện đại tùy theo lựa chọn và mức chi phí của chủ đầu tư cơ sở sản xuất.
II. Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai được chia làm hai gia đoạn chính
* Giai đoạn 1: Hệ thống lọc, xử lý nước đầu nguồn bằng công nghệ lọc nước RO (sản xuất nước uống tinh khiết)
* Giai đoạn 2: Hệ thống chiết rót đóng chai: vệ sinh vỏ chai, chiết rót nước vào chai và đóng nắp, dán nhãn.
1. Giai đoạn 1: Xử lý nguồn nước đầu vào xuất nước tinh khiết đóng chai bằng công nghệ RO
1.1. Hệ thống xử lý nguồn nước đầu vào – Hệ thống lọc thô
1 Cột lọc thô
– Là cột lọc đầu tiên trong Hệ thống lọc thô. Bên trong cột chứa các vật liệu lọc, bao gồm các hạt mangan và Anthracit, cát thạch anh, sỏi thạch anh. Đây là những vật liệu lọc có tác dụng loại bỏ toàn bộ các thành phần kim loại nặng như Cu, Zn, Fe+, Mn+, giảm độ bền vững của liên kết trong nước.
2 Cột lọc carbon
– Là cột Composite (cột Inox) thứ 2 trong hệ thống. Cột lọc carbon chứa than hoạt tính. Do có đặc tính hấp phụ cao, than giúp loại bỏ các hạt, tạp chất bẩn trong nước khi đi qua lõi lọc nhờ các lỗ nhỏ li ti trong cấu trúc than. Bên cạnh đó Bề mặt phân tử than sẽ thu hút các chất hóa học, tạp chất hòa tan trong nước và giữ chúng nằm lại bên trong lõi lọc. Với đặc tính “không hút nước” nhưng “hấp thụ dầu mỡ”, than hoạt tính có tác dụng mạnh với rất nhiều loại hóa chất chứa Benzen, Clo hay các hóa chất công nghiệp hòa tan trong nước
Khử khuẩn và vi sinh
Sau quá trình lọc bởi Công nghệ RO, nước sẽ được chứa trong bồn nước thành phẩm. Tại đây nước sẽ được diệt khuẩn, tiệt trùng theo cơ chế:
– Hút không khí từ bên ngoài qua thiết bị tạo nguồn ozone
– Đưa lượng ozone vào bồn qua lỗ phuy trên bồn chứa.
– Điều chỉnh thời gian để đảm bảo vừa đủ lượng ozone trong bình
– Cuối cùng là bơm nước từ bồn qua các hệ thống lọc cặn tinh, diệt khuẩn đến UV để diệt khuẩn. Chống tại nhiễm khuẩn và
giúp cho nước ngọt, không có mùi hôi trước khi được đóng bình.
• Đây là bước cuối cùng trong quy trình hoạt động của dây chuyền sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai. Qua các giai
đoạn trên nguồn nước thành phẩm đã là nước tinh khiết có thể uống trực tiếp, đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh của bộ y tế.
2. Giai đoạn 2: Quy trình hoạt động của hệ thống chiết rót đóng chai: sục rửa vệ sinh vỏ chai, chiết rót nước vào chai và đóng nắp, dán nhãn
2.1. Giới thiệu về quy trình chiết rót tự động
+ Dây chuyền chiết rót tự động là dây chuyền tiên tiến, hiện đại nhất tính đến hiện nay, được tự động hóa từ khâu sản xuất, đóng nút chai cho đến đóng thùng, thay thế hiệu quả các máy chiết rót, máy đóng nhãn, máy vặn nắp,... giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.
* Trong các ngành công nghiệp thực phẩm, máy chiết rót thường được áp dụng cho những trường hợp đòi hỏi năng suất cao, hoặc các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh thực phẩm. Tùy theo tính chất của chất lỏng, các máy chiết rót sẽ khác nhau ở các bộ phận làm việc chính, các cơ cấu rót.
– Đầu tiên, các chai được đưa lên hệ thống băng tải và đi qua hệ thống súc rửa để làm sạch bụi bẩn.
* Sau khi được rửa sạch, các chai được băng tải đưa đến hệ thống rót liệu, vào vị trí rót để đảm bảo có thể bố trí các cơ cấu cơ khí để kẹp giữ chai. Tại đây, chất lỏng được chiết vào chai theo các phương pháp khác nhau, chiết đẳng áp, chiết đẳng tích, chiết định lượng... Khi chiết xong, chai được băng tải vận chuyển đến vị trí đóng nút hoặc đóng nắp. Khâu đóng nắp bao gồm cơ cấu cấp phôi và đóng nắp. Cơ cấu đóng có thể là xi lanh khí nén (với nắp dập) hoặc motor (với nắp vặn).
• Sau khi đóng nắp (nút chai) xong, là khâu dán nhãn, đây có thể coi là khâu đơn giản nhất trong hệ thống đóng chai. Khâu cuối cùng là khâu kiểm tra và đóng gói sản phẩm. Khâu kiểm tra bao gồm 1 loạt các cảm biến để kiểm tra chất lượng sản phẩm (đủ định mức, đóng nắp, dán nhãn đạt yêu cầu...) sau khi kiểm tra sẽ qua cơ cấu phân loại, 1 tay gạt sẽ loại bỏ chai sang 1 băng tải khác. Các chai đạt tiêu chuẩn sẽ qua khâu đóng gói, chai được xếp thành khối nhờ các tay máy gạt và nâng ha.
– Như vậy, nhờ dây chuyền chiết rót tự động, toàn bộ quá trình đóng chai đều được tự động hóa, từ khâu sản xuất cho đến khi thành phẩm, đảm bảo đạt năng suất cao và định lượng sản phẩm một cách chính xác.
Hệ thống rữa 3 in 1 và hệ thống co nhãn sản phẩm đáp ứng được các quy trình và các tiêu chuẩn kiễm định ISO một cách nghiêm ngặt
Hệ thống chiết rót 3 in 1 (rửa - rót - chiết )
Hệ thống phóng nhãn co màng hơi nước
Link tham khảo hệ thống đóng RO và chiết rót: https://pipgroup.vn/day-chuyen-chiet-rot-3-in-1-rua-rot-siet-18-18-6
Để được tư vấn về quy trình sản xuất, tư vấn lắp đặt xin liên hệ : 0931.9999.83
Để xem thiết bị và các hệ thống về quy trình sản xuất liên hệ: 0937.837.731
Hệ thống chiết rót nước tinh khiết được phân phối tại CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HÓA PIP.
địa chỉ : 606/23/7 Quốc Lộ 13, KP 4, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Website: pipgrop.vn